Google Cloud Platform – Day 4

Google Cloud Platform

IaaS (Infrastructure as a Service): người dùng trả tiền trên physical resources mà họ yêu cầu.

PaaS (Platform as a Service): người dùng trả tiền cho dịch vụ mà họ xài.

Cloud Functions: Quản lý code theo hướng sự kiện.
-> Ví dụ như khi chúng ta upload 1 ảnh lên Google Storage thì Cloud Functions sẽ tự động trigger sự kiện đó để xử lí 1 tác vụ nào đó. Ví dụ như resize ảnh chẳng hạn …

Cloud Run: là một môi trường quản lý máy chủ dành cho triển khai và phát triển trên những serverless HTTP containers mà không cần lo lắng về việc cung cấp machines,, cấu hình cluster hoặc autoscaling.

SaaS (Software as a Service): là những sản phẩm phần mềm có sẵn mà Google cung cấp.
-> Ví dụ như: Gmail, Google Drive, Google Notes, …

Regions và Zones hiện tại Google đang có: https://cloud.google.com/about/locations

Google Cloud Pricing Calculator: https://cloud.google.com/products/calculator

Google Cloud Resources Hierarchy: Organizations -> Folders -> Projects -> Resources. Policies khi được set sẽ được apply từ cao xuống thấp 1 cách tự động.

IAM sẽ luôn check deny policies trước khi check allow policies.

Cơ cấu thanh toán của Virtual Compute Engine:

Sustained-use discount: Giảm giá khi xài liên tục -> Nếu VM được sử dụng > 25% 1 tháng thì sẽ được tự động áp dụng giảm giá cho mỗi phút bổ sung.

Committed-use discounts: Giảm giá khi cam kết sử dụng -> Nếu VM được cam kết sử dụng từ 1 năm đến 3 năm thì sẽ được giảm giá tối đa đến 57% giá thông thường.

Preemptible và Spot VMs: Giảm giá khi chạy không ưu tiên -> Khi lựa chọn loại VM này sẽ được giảm giá đến 90% giá thông thường, tuy nhiên VM này chỉ dành cho những loại batch hay job có khả năng tự stop và restart lại khi chạy, nó dành cho các loại tác vụ không yêu cầu xong ngay lập tức như CI/CD, rendering, transcoding videos hay images.
-> Ví dụ khi VM đang dùng tài nguyên để CI/CD cho 1 commit mới, 1 nơi khác trên Google Cloud cần tài nguyên hơn, Google sẽ tự động dừng tác vụ trên VM này lại để ưu tiên tài nguyên cho VM khác, sau khi xong tác vụ đó sẽ được restart lại.

Các loại Virtual Machine Types: https://cloud.google.com/compute/docs/machine-resource

Google Cloud Load Balancing:

Ví dụ khi 1 ứng dụng game tự nhiên bị 1 lượng lớn request tại 1 thời điểm thì Google sẽ hỗ trợ Load Balancing theo các loại dưới đây:

Global HTTP(S) Load Balancer: dành cho ứng dụng web khi cross-regional load balancing (Chỉ khi kích hoạt option này thì mới có thể chọn Cloud CDN).

Global SSL Proxy load balancer: Dùng để load balancing cho các ứng dụng xài HTTPS ko phải HTTP (chỉ dành cho giao thức TCP vs port numbers cụ thể).

Global TCP Proxy load balancer: Dùng để load balancing cho các ứng dụng xài HTTP ko dùng HTTPS (chỉ dành cho giao thức TCP vs port numbers cụ thể).

Regional load balancer: Dùng để load balancing cho các ứng dụng xài giao thức UDP hay TCP ở bất kỳ port numbers nào.

Regional internal load balancer: Dùng để load balancing nội bộ trong hệ thống Google Cloud (Nó khác các load balancer trên ở điểm là nó dùng cho local chứ ko phải từ bên ngoài internet).

Internal HTTP(S) Load Balancer: Dùng để load balancing nội bộ trong hệ thống Google Cloud, nó dựa trên open source Envoy proxy trên layer 7 IP Address.

Firewall rules trong Google Cloud: Nếu priority càng thấp thì càng được ưu tiên cao, nếu chúng ngang giá trị priority với nhau thì ai xếp trước thì sẽ được ưu tiên trước.

So sánh Google Cloud Storage:

Lấy chứng chỉ Google Cloud: https://cloud.google.com/learn/certification

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *